THỦ TỤC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam nằm trong nhóm 15 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới và đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Với đà tăng trưởng không ngừng cùng mới các chính sách ưu đãi, đẩy mạnh ngành nông nghiệp của nhà nước, hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường nước ngoài đang là lĩnh vực đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Để thực hiện hoạt động xuất khẩu nông sản sang các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ,….., doanh nghiệp cần hiểu và nắm được quy trình, thủ tục xuất khẩu nông sản theo quy định pháp luật. Sau đây, chúng tôi xin cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể về quy trình, thủ tục xuất khẩu nông sản theo quy định pháp luật hiện hành:

Bước 1: Kiểm tra loại nông sản nào được phép xuất khẩu, loại nông sản nào được nước nhập khẩu chấp nhận.

Đây là một trong những bước đầu tiên và vô cùng quan trọng mà nhất định không được bỏ qua.

Thứ nhất, bạn cần tìm hiểu loại nông sản mà mình muốn xuất có được phép xuất khẩu tại Việt Nam. Nói một cách khác là kiểm tra xem loại nông sản đó có thuộc danh mục cấm xuất khẩu của nhà nước hay không.

Bạn có thể tham khảo danh mục các hàng hóa cấm xuất nhập khẩu tại  Phụ lục I “Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu” kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP

Thứ hai, bạn cần tìm hiểu loại nông sản mình muốn xuất khẩu có được sự chấp thuận nhập khẩu từ quốc gia của người nhập khẩu hay không.

Việc tìm hiểu kỹ các thông tin này sẽ để phòng tránh các rủi ro cho doanh nghiệp như hàng hóa bị quay đầu hoặc tiêu hủy. Ngoài ra, việc kiểm tra này còn giúp các doanh nghiệp tìm ra và đánh giá được thị trường tiềm năng đối với từng mặt hàng nông sản của mình.

Bước 2: Chuẩn bị các giấy tờ để tiến hành thủ tục xuất khẩu nông sản

Sau khi đã kiểm tra xong loại nông sản được phép xuất và nhập tại bước 1 thì doanh nghiệp cần tìm hiểu và tiến hành thực hiện các thủ tục xuất khẩu mặt hàng nông sản đó.

Tùy thuộc vào mỗi quốc gia nhập khẩu mà doanh nghiệp muốn hướng tới, doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị các loại giấy tờ và tiến hành các thủ tục, xin cấp loại giấy phép để lô hàng đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của nước nhập khẩu và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập.

Các loại giấy tờ bắt buộc phải có, bao gồm:

  • Hợp đồng mua bán
  • Hóa đơn thương mại
  • Hóa đơn đỏ
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Booking với hãng tàu vận tải/hàng không
  • Bill gốc

Các giấy phép thông thường cần có (phát sinh dựa theo điều kiện Incoterm hoặc theo quy định của quốc gia nhập khẩu), ví dụ như:

– Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale – CFS)

– Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

– Giấy chứng nhận y tế đối với thực phẩm (Health Certificate – HC)

– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin – C/O)

– Giấy chứng nhận hun trùng (Certificate of Fumigation)

– Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa (Certificate of quality – C/Q)

Ngoài các giấy phép cần thiết để xuất khẩu nông sản, doanh nghiệp cũng cần phải chuẩn bị và tiến hành các công tác khác để đảm bảo lô hàng đạt tiêu chuẩn như: chiếu xạ, đóng gói, nhãn mác,…

Bước 3: Chuẩn bị công tác Giao hàng

Sau khi hoàn tất các thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp tiến hành lựa chọn, đặt lịch với đơn vị vận chuyển phù hợp với mặt hàng xuất khẩu của mình. Sau đó có thể đóng hàng lên các container, phương tiện vận chuyển rồi chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo đó là khai báo cho hải quan.

* Lưu ý:  Đối với những nông sản tươi sống, cần phải hải bảo quản theo nhiệt độ yêu cầu, cần chú ý nhiều hơn để đảm bảo an toàn và chất lượng hàng hóa ở các khâu như:

  • Thời gian thu hoạch, đóng hàng
  • Thời gian làm thủ tục hải quan, hun trùng, kiểm dịch, chiếu xạ,…
  • Loại cont, nhiệt độ
  • Thời gian vận chuyển

Bước 4: Tiến hành thủ tục hải quan

Việc khai báo hải quan sẽ dựa vào số liệu lúc doanh nghiệp bạn đóng hàng rồi tiến hành khai báo hải quan điện từ, mở tờ khai, tiếp theo sẽ là thông quan hàng hóa và thanh lý, cuối cùng là vô sổ tàu.

Chứng từ cần thiết cho thủ tục xuất khẩu nông sản

  • Bill
  • Invoice
  • Packing list
  • CO – chứng nhận xuất xứ
  • Giấy kiểm dịch – Phytosanitary Certificase
  • Chứng nhận hun trùng – Fumigation

Chứng từ cần thiết cho thủ tục nhập khẩu nông sản

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) – Bản sao của doanh nghiệp, với một số chi cục, cần nộp bản gốc khi lô hàng áp dụng thuế ưu đãi đặc biệt với một số form C/O (vd: Form E)
  • Bill of lading (Vận đơn) – Bản sao của doanh nghiệp
  • Giấy giới thiệu – Bản chính
  • Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) – Bản gốc hoặc bản điện tử trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
  • Một số trường hợp, thêm: Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa) – Bản sao của doanh nghiệp
  • Với một số chi cục: thêm Bản Thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp – Bản chính
  • Giấy kiểm dịch – Phytosanitary Certificase

Song song quá trình thông quan cho hàng hóa, doanh nghiệp phải đính kèm chi tiết bill và submit VGM trước 2 ngày đến hãng tàu đã đặt chỗ. Mục đích là để hãng tàu có thời gian soạn thảo hóa đơn và gửi lại cho bạn kiểm tra.

Nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu muốn xuất khẩu nông sản sang thị trường nước ngoài thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn về quy trình và thủ tục xuất khẩu. Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chúng tôi sẽ cung cấp đến khách hàng dịch vụ chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.

Mọi thắc mắc xin liên hệ theo số điện thoại: 0986233611

(Visited 2 times, 1 visits today)