THỦ TỤC XUẤT KHẨU CÀ PHÊ

Cà phê Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, quy mô xuất khẩu lớn thứ hai thế giới, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu. Theo đó, thủ tục xuất khẩu cà phê có thể hiểu đơn giản là quá trình các bước mà thương nhân dự định xuất khẩu cà phê sang các nước khác phải tiến hành theo quy định  pháp luật để quá trình xuất khẩu hợp pháp. Căn cứ theo quy định tại Điều 4, 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì cafe không thuộc nhóm hàng hóa cấm xuất khẩu và cũng không thuộc nhóm xuất khẩu có điều kiện.Vì vậy, thương nhân làm thủ tục xuất khẩu cà phê thực hiện theo thủ tục xuất khẩu thông thường như sau:

1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ

Căn cứ theo thông tư số 04/2014/TT-BTC ngày 27/01/2014 của Bộ Công thương. Thì mặt hàng cà phê không nằm trong danh mục các mặt hàng cấm xuất khẩu hay hạn chế xuất khẩu. Bên cạnh đó thì cà phê cũng không thuộc danh mục hàng hóa phải xin giấy phép khi xuất khẩu. Chính vì vậy doanh nghiệp có thể xuất khẩu cafe đi những nước khác hoàn toàn bình thường. 

Thông tư số 75/2009/TT-BNNPTNT quy định tiêu chuẩn quốc gia về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hoạt động sản xuất nông sản.

2. MÃ HS CÀ PHÊ

  • Cà phê có HS thuộc Chương 9: Cà phê, Chè, Chè PARAGOAY và các loại gia vị.
  • Thuế xuất khẩu cà phê hạt là 0%.

3.THỦ TỤC XUẤT KHẨU CÀ PHÊ

Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu cà phê gồm có những giấy tờ, chứng từ sau:

  • Tờ khai hải quan
  • Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract) (nếu có)
  • Bill of Lading – Vận đơn hàng hóa
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
  • Và một số chứng từ có thể cần phải có theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu:
  • Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (C/O)
  • Certificate of Phytosanitary (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật)
  • Health Certificate (Giấy chứng nhận y tế) (HC)
  • Các chứng từ liên quan khác,…

4. LƯU Ý KHI LÀM THỦ TỤC XUẤT KHẨU CÀ PHÊ

4.1 Quy cách đóng gói cà phê xuất khẩu

Để một sản phẩm cà phê Việt Nam có thể đến tay của các nước bạn, bao bì cà phê phải được đóng gói kỹ lưỡng, có in đầy đủ thông tin nhãn mác, nơi sản xuất, hạn sử dụng và các tỷ lệ đặc biệt khác.

Ngoài ra, trước khi được đóng gói vào bao bì, chúng phải trải qua sự kiểm định khắt khe về chất lượng cũng như độ ẩm cho phép, liệu đã đạt tiêu chuẩn hay chưa. Bên cạnh đó, nếu sản phẩm cà phê đã rang xay thì thường được đóng trong túi 30kg, còn các sản phẩm cà phê thô sẽ được đóng theo túi có trọng lượng 60kg.

4.2  Giấy Chứng Nhận Lưu Hành Tự Do CFS Cho Cà Phê

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) là giấy chứng nhân do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong (CFS) để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu Cà phê cũng như tất cả các dòng sản phẩm được công bố dưới dạng thực phẩm: Thực phẩm thường, Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm,…..Nếu có năng lực xuất khẩu và có yêu cầu của đối tác nước ngoài thì cần phải thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS cho cà phê. Cà phê sản xuất trong nước và lưu hành tại thị trường trong nước rồi và doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu cần xin giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS cho Cà phê.

  • Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa (C/O) Form ICO
  • C/O form ICO được phát hành bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) theo đúng quy định của Tổ chức cà phê quốc tế (ICO).
  • C/O mẫu ICO sử dụng cho hàng cà phê xuất xứ Việt Nam xuất khẩu đi các nước. Có các loại hàng: cà phê chè nhân, cà phê vối nhân, cà phê đã rang, cà phê hòa tan, và các loại khác. Nếu một lô hàng cà phê gồm nhiều loại hàng cà phê thì phải khai thành nhiều bộ C/O mẫu ICO tương ứng cho từng loại hàng cà phê.

Số lượng hàng nhỏ để tiêu dùng trực tiếp trên tàu biển, trên máy bay và các phương tiện chuyên chở thương mại quốc tế khác và các mẫu hàng và các kiện hàng có trọng lượng tịnh cà phê nhân trong đó không quá 60 kg hoặc quy đổi tương ứng cho các loại cà phê khác.

  • Kiểm dịch cà phê

Đối với một số nước như: Cu Ba, Nga, Mông Cổ, Chile, Rumani, Trung Quốc, Belarus, Uzbekistan, Kazakhstan thì Việt Nam đã ký kết các Hiệp định hợp tác về bảo vệ kiểm dịch thực vật. Do đó, đối với những lô hàng khi xuất khẩu đến với những quốc gia này thì yêu cầu phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật quốc gia kèm theo mỗi lô hàng.Trước khi làm thủ tục xuất khẩu cà phê, công ty xuất khẩu cần phải liên hệ với đối tác nhập khẩu hỏi họ có yêu cầu phải kiểm dịch đối với mặt hàng này hay không để chuẩn bị, tránh vướng mắc sau khi đã xuất khẩu rồi mới chạy không kịp. Trong trường hợp có yêu cầu doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật cho lô hàng cà phê xuất khẩu với cơ quan kiểm dịch thực vật. Với những hàng hóa xuất vào nước không có yêu cầu kiểm dịch thì khi xuất khẩu, doanh nghiệp làm thủ tục hải quan xuất khẩu bình thường. Theo đó doanh nghiệp không cần phải chuẩn bị giấy đăng ký kiểm dịch thực vật.

Tùy thuộc vào thị trường sẽ có những yêu cầu khác nhau, nếu gặp vướng mắc hoặc khó khăn trong quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu, quý khách hàng có thể tìm đến chúng tôi  Công ty chúng tôi có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, trung thực sẽ tận tâm tư vấn bạn .Hãy liên hệ ngay với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần để trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất

Mọi thắc mắc xin liên hệ theo số điện thoại: 0986233611

(Visited 24 times, 1 visits today)