THỦ TỤC XUẤT KHẨU GẠO

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, trong 5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu được gần 3,9 triệu tấn gạo, đạt giá trị 2,02 tỷ USD, tăng 40,8% về khối lượng và 49% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Những con số nói trên cho thấy hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này vô cùng phát triển. Tuy nhiên, kinh doanh xuất khẩu gạo là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó doanh nghiệp muốn xuất khẩu gạo ra các nước khác cần phải có “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo”. Sau đây, chúng tôi xin cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể về quy trình, thủ tục cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo” theo quy định pháp luật hiện hành:

1. Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

– Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP, thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Lưu ý: Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.

Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo nêu trên, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông và có trách nhiệm báo cáo theo quy định.

2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

2.1 Hồ sơ:

– Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP: 01 bản chính;

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;

– Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo (đối với trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến (đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thuộc sở hữu của thương nhân): 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

2.2. Cách thức nộp

– Nộp hồ sơ trực tiếp;

– Gửi hồ sơ qua đường bưu điện (địa chỉ nhận hồ sơ: Bộ Công Thương, số 54, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội); hoặc

– Nộp hồ sơ trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.

2.3.Thời hạn giải quyết

– 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

– Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Xuất khẩu lúa gạo là một trong những lĩnh vực chủ lực của nền kinh tế Việt Nam từ rất lâu và có thương hiệu trên toàn thế giới. Tuy nhiên, quá trình chuẩn bị hồ sơ khá nhiều và tốn kém thời gian. Do đó nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu muốn xin cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo” thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn về quy trình và thủ tục xuất khẩu. Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chúng tôi sẽ cung cấp đến khách hàng dịch vụ chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.

Mọi thắc mắc xin liên hệ theo số điện thoại: 0986233611

(Visited 4 times, 1 visits today)