Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Bạn là một nhà kinh doanh tiềm năng đang có những dự định lớn nhưng vẫn đang mắc kẹt ở vấn đề thủ tục pháp lý? Bạn là nhà đầu tư nước ngoài đang có dự định xâm nhập vào thị trường Việt Nam nhưng chưa nắm được những việc cần phải làm? Bạn muốn xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhưng chưa biết cần bắt đầu từ đâu?

Hãy đến với chúng tôi – Công ty Luật Tâm An. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc với các đối tác nước ngoài và những kỹ năng chúng tôi có được sau khi làm thủ tục về vấn đề xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho hàng trăm doanh nghiệp lớn và nhỏ, chúng tôi – Công ty Luật Tâm An tự hào là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín hàng đầu Việt Nam.

Các loại dự án đầu tư

Thứ nhất, Các dự án không phải đăng ký đầu tư: đó là các dự án đầu tư trong nước có vốn đầu tư dưới 15 tỉ đồng Việt Nam  và không thuộc Danh mục lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư.

Thứ hai, Các dự án thuộc diện phải xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

  • Các dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 15 – 300 tỉ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện.
  • Dự án đầu tư có vốn nước ngoài có quy mô vốn dưới 300 tỉ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Thứ ba, Các dự án thuộc diện cần thẩm tra để cấp Giấy chứng nhận đầu tư (sau đây gọi tắt là thủ tục Thẩm tra dự án) :

  • Đó là các dự án có quy mô vốn từ 300 tỉ đồng Việt Nam trở lên
  • Hoặc các dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện (theo phục lục số kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Đầu tư).

    Đó là các ngành sau:

  1. Lĩnh vực tác động đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
  2. Lĩnh vực tài chính, ngân hàng;
  3. Lĩnh vực tác động đến sức khỏe cộng đồng;
  4. Văn hóa, thông tin, báo chí, xuất bản;
  5. Dịch vụ giải trí;
  6. Kinh doanh bất động sản;
  7. Khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên; môi trường sinh thái;
  8. Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo;
  9. Một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, còn có một số lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng riêng cho nhà đầu tư nước ngoài. Các lĩnh vực đầu tư này thường là các công trình công cộng, các công trình trọng điểm quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ sở hạ tầng, giao thông, sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Đối với từng loại hình dự án đầu tư nêu trên sẽ có trình tự thủ tục làm việc, hồ sơ xin cấp khác nhau.

Hồ sơ pháp lý đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

1. Đối với dự án đầu tư trong nước

  •         Đối với các dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư sẽ không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư
  •         Đối với các dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đến 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì sẽ phải làm thủ tục đăng ký đầu tư, hồ sơ đăng ký bao gồm:

+ Văn bản xin cấp giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu);

+ Mô tả, giải trình về dự án đầu tư gồm: mục tiêu, quy mô, địa điểm thực hiện dự án đầu tư; Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án;

+ Các văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

+ Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;

+ Nhu cầu sử dụng đất và cam kết việc bảo vệ môi trường;

+ Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có).

2. Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài

Hồ sơ xin cấp bao gồm:

+ Văn bản xin cấp giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu);

+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh – đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh;

+ Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư.

3. Đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện

Hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản xin cấp giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu);

+ Các loại Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức; bản sao hộ chiếu hoặc CMTND đối với nhà đầu tư là cá nhân.

+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh;

+ Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;

+ Giải trình kinh tế – kỹ thuật bao gồm: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất và cam kết việc bảo vệ môi trường;

+ Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật.

4. Đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện

Hồ sơ bao gồm:

+ Giải trình điều kiện mà nhà đầu tư phải đáp ứng;

+ Tất cả các loại hồ sơ cho từng trường hợp cụ thể đã nêu trên.

Quy trình làm việc Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Công ty Luật Tâm An

Bước 1: Luật Tâm An sẽ tư vấn những nội dung pháp lý cho Quý khách có cái nhìn tổng quan về các công việc cần làm, những tài liệu Quý khách cần cung cấp cũng như về thời gian làm việc.

Bước 2: Luật Tâm An sẽ tiếp nhận tài liệu và Soạn thảo toàn bộ hồ sơ pháp lý

Bước 3: Luật Tâm An Đại diện cho Quý khách tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Bước 4: Luật Tâm An nhận kết quả tại cơ quan nhà nước và bàn giao Giấy chứng nhận đầu tư.

Bước 5: Tư vấn và hỗ trợ cho Quý khách hàng những vấn đề về pháp lý sau khi xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ pháp lý tốt nhất.

CÔNG TY LUẬT TÂM AN

Địa chỉ: Số 51 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 0981.46.26.56 

Email: luattaman@gmail.com.

Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ của chúng tôi!

Trân trọng!!

(Visited 594 times, 1 visits today)