Quy định về sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế trong lĩnh vực công nghiệp
I. Cơ sở pháp lý
– Luật hóa chất 2007
– Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất
– Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương
II. Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
- Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp bao gồm:
- Chất có trong Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp được ban hành tại Phụ lục II kèm theo Nghị định 113.
- Hỗn hợp chất chứa các chất có trong Phụ lục II kèm theo Nghị định 113 được phân loại theo quy định tại Điều 23 Nghị định thuộc ít nhất một trong các nhóm phân loại sau đây:
+ Độc cấp tính (theo các đường phơi nhiễm khác nhau) cấp 1;
+ Tác nhân gây ung thư cấp 1A, 1B;
+ Độc tính sinh sản cấp 1A, 1B;
+ Đột biến tế bào mầm cấp 1A, 1B.
III. Điều kiện để sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế trong lĩnh vực công nghiệp
- Điều kiện sản xuất:
- Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong sản xuất theo quy định pháp luật
- Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;
- Cán bộ phụ trách chuyên môn phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
- Điều kiện kinh doanh:
- Là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề kinh doanh hóa chất;
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu;
- Có cửa hàng, địa điểm kinh doanh, nơi bày bán, kho chứa đảm bảo an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ;
- Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa;
- Người phụ trách phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất;
- Cán bộ phụ trách chuyên môn phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
- Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp phải được tồn trữ, bảo quản ở một khu vực riêng trong kho hoặc kho riêng.
IV. Kiểm soát hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
- Toàn bộ hóa đơn Giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng liên quan đến hoạt động mua, bán hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh phải ghi rõ ràng, đầy đủ tên hóa chất theo Danh mục quy định;
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh chỉ được bán cho các tổ chức, cá nhân đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Tổ chức, cá nhân mua hóa chất để kinh doanh phải đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh;
- Tổ chức, cá nhân mua hóa chất để sử dụng phải đảm bảo đủ các yêu cầu theo quy định về sử dụng hóa chất.
V. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế
- Văn bản đề nghị cấp Giấy pháp sản xuất hóa chất hạn chế;
- Giấy chứng nhận DKKD, Giấy chứng nhận đầu tư;
- Hồ sơ liên quan đến bảo vệ môi trường;
- Hồ sơ về phòng cháy chữa cháy;
- Hồ sơ tổng thể về hệ thống mặt bằng, nhà xưởng, kho chứa, khu vực sản xuất;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Hợp đồng thuê nhà,…;
- Hồ sơ về cơ sở vật chất, trong thiết bị cơ sở;
- Hồ sơ Giám đốc, Phó Giám đốc, Cán bộ kỹ thuật bao gồm: Bằng đại học,…;
- Hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất;
- Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất theo quy định.
- Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.
VI. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế;
- Giấy chứng nhận DKKD, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Bản kê khai về từng địa điểm kinh doanh;
- Hồ sơ liên quan đến bảo vệ môi trường;
- Hồ sơ về phòng cháy chữa cháy;
- Hồ sơ tổng thể về hệ thống mặt bằng, địa điểm kinh doanh;….
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Hợp đồng thuê nhà, thuê kho,…;
- Hồ sơ về cơ sở vật chất – kỹ thuật, trang thiết bị,…;
- Hồ sơ cán bộ phụ trách an toàn hóa chất;
- Hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất;
- Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh theo quy định.
- Bản giải trình kế hoạch kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép.
VII. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép
- Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ Bộ Công thương
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ: trong vòng 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp phép thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
- Trong thời hạn 16 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy phép cho tổ chức, cá nhân.
Trên đây là những điều cần phải biết trước khi đi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh hóa chất hạn chế trong lĩnh vực Công nghiệp. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, Luật Tâm An chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ quý khách có nhu cầu xin Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế trong lĩnh vực công nghiệp.
Mọi thắc mắc xin liên hệ theo số điện thoại: 0986233611