Quy định chung về sản xuất, kinh doanh hóa chất

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT

Hóa chất là loại sản phẩm đang được sử dụng phổ biến trong cuộc sống ngày nay, là nguyên liệu chủ yếu và quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên, để sản xuất, kinh doanh hóa chất thì cần đáp ứng một số yêu cầu cụ thể sau:

I. Yêu cầu chung để đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất

Yêu cầu đối với nhà xưởng:

  • Phải có lối, cửa thoát hiểm. Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng bằng bảng hiệu, đèn báo và được thiết kế thuận lợi cho việc thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp;
  • Có hệ thống thông gió phù hợp;
  • Hệ thống chiếu sáng đảm bảo, các thiết bị điện đáp ứng các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ;
  • Sàn nhà, kho phải chịu được hóa chất, tải trọng, ko gây trơn trượt, có rãnh thu gom và thoát nước tốt;
  • Có bảng nội quy về an toàn hóa chất, có biển báo nguy hiểm phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất, treo ở nơi dễ thấy và phải có các thông tin:
    • Mã nhận dạng hóa chất;
    • Hình đồ cảnh báo;
    • Từ cảnh báo;
    • Cảnh báo nguy cơ. 
  • Có hệ thống thu lôi chống sét hoặc nằm trong khu vực được chống sét an toàn;
  • Bồn chứa ngoài trời phải xây đê bao hoặc các biện pháp kỹ thuật khác để đảm bảo hóa chất không thoát ra môi trường khi xảy ra sự cố hóa chất và có biện pháp phòng chống cháy nổ, chống sét.
  • Đáp ứng đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động.

Yêu cầu đối với công nghệ, thiết bị, dụng cụ, bao bì:

  • Yêu cầu về Công nghề, thiết bị, dụng cụ:
    • Công nghệ sản xuất hóa chất được lựa chọn đảm bảo giảm thiểu nguy cơ gây sự cố hóa chất, ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ;
    • Thiết bị kỹ thuật phải đạt yêu cầu;
    • Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh, bảo dưỡng theo quy định hiện hành về kiểm định máy móc, thiết bị.
  • Yêu cầu về bao bì:
    • Vật chứa, bao bì phải đảm bảo kín, chắc chắn, có độ bền chịu được tác động của hóa chất, thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp vận chuyển.
    • Bao bì đã qua sử dụng phải bảo quản riêng.
    • Trước khi nạp hóa chất, phải kiểm tra bao bì, vật chứa hóa chất, làm sạch bao bì đã qua sử dụng để loại trừ khả năng phản ứng, cháy nổ khi nạp hóa chất;
    • Các vật chứa, bao bì đã qua sử dụng nhưng không sử dụng lại phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
    • Phải có nhãn ghi đầy đủ các nội dung theo quy định về ghi nhãn hóa chất, đảm bảo rõ, dễ đọc và có độ bền chịu được tác động của hóa chất, thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp vận chuyển.

Yêu cầu đối với bảo quản, vận chuyển hóa chất:

  • Các hóa chất nguy hiểm phải được phân khu, sắp xếp theo tính chất của từng loại hóa chất;
  • Không được bảo quản chung các hóa chất có khả năng phản ứng với nhau hoặc có yêu cầu về an toàn hóa chất, phòng, chống cháy nổ khác nhau trong cùng một khu vực;
  • Hóa chất trong kho phải được bảo quản theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, đảm bảo yêu cầu an toàn, thuận lợi cho công tác ứng phó sự cố hóa chất;
  • Quá trình vận chuyển hóa chất phải thực hiện theo quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm.

Yêu cầu đối với hoạt động san chiết, đóng gói hóa chất:

  •  Hoạt động san chiết, đóng gói hóa chất phải được thực hiện tại địa điểm đảm bảo các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.
  • Thiết bị san chiết, đóng gói hóa chất phải đạt yêu cầu, máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh, bảo dưỡng theo quy định hiện hành về kiểm định máy móc, thiết bị.

II. Đối tượng phải được huấn luyện an toàn hóa chất

  • Nhóm 1:
    • Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
    • Cấp phó của người đứng đầu được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất.
  • Nhóm 2:
    • Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở;
    • Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.
  • Nhóm 3: Người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất.

Trên đây là những quy định chung về sản xuất kinh doanh hóa chất. Và cụ thể là những điều kiện cần thiết để có thể tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, Luật Tâm An chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ quý khách giải đáp mọi thắc mắc và thực hiện các thủ tục cần thiết để quý khách có thể yên tâm tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

Mọi thắc mắc xin liên hệ theo số điện thoại: 0986233611

(Visited 12 times, 1 visits today)