Doanh nghiệp phải làm gì sau khi thành lập ?
Bạn là chủ doanh nghiệp ? Bạn mới bắt đầu hoạt động kinh doanh ? Bạn đã tiến hành thành lập doanh nghiệp nhưng chưa biết phải làm gì sau đó ? Hãy đọc hết bài viết này và bạn sẽ biết mình cần phải làm những gì.
1. Các công việc doanh nghiệp sẽ cần phải thực hiện
Sau khi tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh đặt địa chỉ trụ sở, doanh nghiệp cần phải tiến hành các công việc như sau:
- Đăng ký mẫu dấu doanh nghiệp
- Đăng ký thuế với cơ quan thuế trực thuộc
- Kê khai thuế ban đầu và nộp các tờ khai thuế
- Nộp lệ phí môn bài
- Đăng ký tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế
- Đăng ký hóa đơn
- Xin các giấy phép con cần thiết ( Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh )
- Nộp các tờ khai thuế hàng Quý, kê khai thuế hàng Quý
- Nộp báo cáo tài chính cuối năm và quyết toán thuế
Đọc thêm : Dịch vụ kế toán – thuế
- Kiểm tra xem lĩnh vực kinh doanh có thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay cần xin giấy phép con hay không.
- Đối với các đơn vị sản xuất, cần thiết phải tiến hành Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- Đối với các đơn vị sản xuất mong muốn sản phẩm của mình có mặt trong siêu thị hay các cửa hàng chuyên doanh, cần tiến hành đăng ký Mã số mã vạch cho sản phẩm của mình.
- Trong trường hợp đơn vị sản xuất muốn xuất khẩu các sản phẩm của mình cần tiến hành công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Để biết doanh nghiệp của mình có cần xin giấy phép con hay không, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn cụ thể nhất.
2. Tại sao phải thực hiện các công việc trên
Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu tại sao cần phải thực hiện nhiều công việc đến như vậy?
Đăng ký mẫu dấu:
Đăng ký mẫu dấu là một công việc không thể nào thiếu mà rất nhiều các doanh nghiệp hiện nay đang bỏ qua. Đăng ký mẫu dấu để làm gì ? Có bắt buộc phải đăng ký mẫu dấu hay không ?
Xin thưa với các bạn, Đăng ký mẫu dấu là hành vi bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp. Theo Luật Doanh nghiệp 2014 hiện hành, Doanh nghiệp sẽ tự đặt in con dấu và quản lý con dấu – việc mà trước đây theo Luật Doanh nghiệp 2005 là nhiệm vụ, công việc của Cơ quan Công An.
Như vậy, khi doanh nghiệp tự quản lý con dấu của mình, cần phải thông báo với Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Đăng ký thuế
Thuế luôn mà một trách nhiệm bắt buộc của các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh phải thực hiện. Nộp thuế và các tờ khai thuế là quyền, nghĩa vụ của các doanh nghiệp. Và sau khi tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần phải tiến hành các thủ tục về đăng ký thuế, lựa chọn 01 trong 02 phương pháp tính thuế: trực tiếp, khẩu trừ; nộp lệ phí môn bài hàng năm, đăng ký tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế và các tờ khai thuế hàng Quý khác..v.v..
Căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận ĐKKD (Trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) |
Mức tiền lệ phí môn bài phải đóng | Tiểu mục nộp tiền |
Trên 10 tỷ đồng | 3.000.000 đồng/năm | 2862 |
Từ 10 tỷ đồng trở xuống | 2.000.000 đồng/năm | 2863 |
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác | 1.000.000 đồng/năm. | 2864 |
Xin giấy phép con
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Đăng ký mã số mã vạch
Nếu sau khi đọc bài viết này, bạn vẫn chưa nắm được doanh nghiệp phải làm gì sau khi thành lập, hãy nhấc máy lên và liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn miễn phí.
—————————————————————————————-
CÔNG TY LUẬT TÂM AN
Điện thoại: 0981.46.26.56
Email: luattaman@gmail.com
Địa chỉ: Số 51 Kim Mã, Quận Ba Đình, Tp. Hà Nội
Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ của chúng tôi!
Trân trọng!!