Xử lý tranh chấp thương hiệu
Thương hiệu hay nhãn hiệu là một tài sản hữu hình thuộc phạm vi quyền sở hữu công nghiệp (một trong các quyền về sở hữu trí tuệ).
Thương hiệu mới hình thành thường có giá trị rất nhỏ. Theo thời gian, cùng với sự phát triển của Doanh nghiệp; thương hiệu dần trở nên có giá trị hơn, dẫn đến việc bị người khác “dòm ngó”; có hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu thương hiệu.
Nhận thấy nhu cầu của xã hội trong việc xử lý tranh chấp về thương hiệu, Công ty Luật Tâm An triển khai cung cấp dịch vụ Xử lý tranh chấp thương hiệu.
1. Văn bản pháp luật điều chỉnh
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 50/2005/QH11;
- Luật sở hữu trí tuệ 2009 sửa đổi 36/2009/QH12 sửa đổi bổ sung Luật SHTT năm 2005;
- Bộ luật hình sự 2015;
- Bộ luật dân sự 2015
- Nghị định 105/2006/NĐ-CP;
- Nghị định số 119/2010/NĐ-CP;
- Và một số văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thi hành có liên quan
2. Phân loại tranh chấp thương hiệu
Tranh chấp về nhãn hiệu hiện nay được chia thành 04 nhóm trường hợp chính:
- Hai cá nhân, tổ chức tranh chấp về quyền sở hữu 01 nhãn hiệu
- Hai cá nhân, tổ chức tranh chấp về quyền sử dụng 01 nhãn hiệu
- Tranh chấp khi có hành vi làm nhái, làm giả, sao chép nhãn hiệu.
- Tranh chấp khi có hành vi sử dụng nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ.
Nhìn chung, với từng trường hợp khác nhau, người bị xâm phạm cần có những động thái, có những cách khác nhau để xử lý tranh chấp thương hiệu, bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của mình.
Không phải trường hợp xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nào cũng nên thực hiện thông qua giải quyết tranh chấp tại Tòa Án. Đối với các trường hợp có mức độ xâm phạm nhỏ hay hành vi xâm phạm chưa rõ ràng, chưa đủ để cấu thành hành vi phạm tội, việc xử lý tranh chấp thương hiệu có thể tiến hành thông qua biện pháp hòa giả, thương lượng.
Căn cứ dựa trên hành vi xâm phạm, yếu tố xâm phạm và mức độ xâm phạm, một hành vi xâm phạm có thể dẫn đến việc gây thiệt hại cho nhiều quan hệ xã hội khác nhau như quan hệ pháp luật hình sự, dân sự, hành chính. Vậy nên tùy từng trường hợp ta sẽ có biện pháp xử lý hình sự, dân sự, hành chính khác nhau.
3. Các công việc Luật Tâm An sẽ thực hiện
Bước 1: tư vấn về pháp luật Sở hữu trí tuệ, hình sự, dân sự, hành chính cho Khách hàng.
Bước 2: đánh giá, xác định hành vi xâm phạm dựa trên thông tin Khách hàng cung cấp.
Bước 3: lên kế hoạch, lựa chọn biện pháp xử lý, giải quyết tranh chấp.
Bước 4: đại diện ngoài tố tụng cho Khách hàng, đàm phán, thương lượng, đưa ra cảnh báo pháp lý đối với đơn vị xâm phạm.
Bước 5: thay mặt Khách hàng áp dụng các biện pháp xử lý, đề nghị xử lý hành chính, dân sự.
Bước 6: đại diện Khách hàng giải quyết tranh chấp tại Tòa Án (nếu xét thấy cần thiết).
Đối với từng trường hợp xử lý tranh chấp thương hiệu cụ thể sẽ có các bước tiến hành khác nhau, để nắm được thông tin cụ thể, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
.
Để nhận tư vấn chuyên sâu về xử lý tranh chấp thương hiệu trên phạm vi Toàn Quốc , Quý Khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các cách sau:
Luật sư tư vấn: 0981.46.26.56
Email: luattaman@gmail.com
Zalo: 0981.46.26.56
Công ty Luật Tâm An – Hà Nội
Xem thêm: Dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu độc quyền