Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Hiện nay, trong quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động thường xảy ra tình trạng người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trái pháp luật. Khi xảy ra sự việc đó, người lao động thường không biết được quyền lợi mình được hưởng như thế nào, nghĩa vụ của người sử dụng lao động ra sao.
Nắm bắt được điều này, Luật Tâm An xin đưa đến bài viết “Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật” để Quý khách hàng hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình khi xảy ra tình huống trên.
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Người sử dụng lao động (NSDLĐ) khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) không có căn cứ pháp luật với người lao động (NLĐ) phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
Theo quy định tại Điều 42 BLLĐ năm 2012 về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật như sau:
“1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo HĐLĐ đã giao kết.. và phải trả tiền lương, BHXH, BHYT trong những ngày NLĐ không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.
- Trường hợp NLĐ không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này NSDLĐ phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
- Trường hợp NSDLĐ không muốn nhận lại NLĐ và NLĐ đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này.. và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ để chấm dứt HĐLĐ.
- Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong HĐLĐ mà NLĐ vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung HĐLĐ.
- Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.”
Từ quy định pháp luật, NLĐ được hưởng các quyền lợi khi NSDLĐ ra quyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật như sau:
Thứ nhất, NLĐ có quyền tiếp tục thực hiện HĐLĐ
Căn cứ khoản 1 Điều 42 BLLĐ năm 2012, NLĐ phải có nghĩa vụ nhận NLĐ trở lại làm việc theo HĐLĐ đã giao kết. Tức là, NSDLĐ có quyền quay trở lại làm việc, việc có quay trở lại làm việc hay không hoàn toàn do NLĐ quyết định.
Căn cứ khoản 4 Điều 42 BLLĐ năm 2012, trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong HĐLĐ mà NLĐ vẫn muốn làm việc.. thì NLĐ và NSDLĐ thương lượng để sửa đổi, bổ sung HĐLĐ.
Thứ hai, quyền lợi của NSDLĐ về đền bù những tổn thất về vật chất và tinh thần
Theo Luật Lao động, NSDLĐ phải trả tiền lương và các khoản bảo hiểm trong những ngày NLĐ không được làm việc do thực hiện quyết định chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật của NSDLĐ. Bên cạnh đó, NSDLĐ còn phải đền bù tổn thất về tinh thần cho NLĐ với mức thấp nhất là 2 tháng tiền lương theo HĐLĐ.
Trường hợp, NLĐ không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài việc thanh toán các khoản nói trên.. NLĐ còn phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 BLLĐ năm 2012, quy định chi tiết tại Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Nếu NLĐ yêu cầu NSDLĐ nhận trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết mà NSDLĐ không muốn nhận NLĐ trở lại làm việc.. thì hai bên có thể thỏa thuận với nhau về việc này. Trong trường hợp này NSDLĐ phải trả thêm một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất bằng 02 tháng lương theo HĐLĐ. Nếu NSDLĐ và NLĐ không thống nhất được với nhau về vấn đề này thì NSDLĐ phải nhận NLĐ trở lại làm việc.
Nếu có bất cứ vướng mắc nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được sự trợ giúp tốt nhất.
Địa chỉ: Số 51 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0981.46.26.56
Email: luattaman@gmail.com.
Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ của chúng tôi!